Tìm hiểu tính Phong Thủy của khí - Phong Thủy nhà đất

22:03 | 16/01/2016

Tìm hiểu tính Phong Thủy của khí - Phong Thủy nhà đất

  Phong thủy nhà đất là lĩnh vực rất quan trọng trong quá trình lựa chọn bất động sản. Do đó đặc biệt cần quan tâm tìm hiểu tính Phong Thủy của khí.

Phải hiểu và phân biệt được "bản thể khí" và "nguyên lý biến đổi của khí". Trong Phong Thủy học bất động sản, việc khí sẽ biến đổi như thế nào trong tương lai được quan tâm nhiều hơn so với khí của hiện tại. Từ xưa đến nay đã có nhiều lý thuyết về khí như: thuyết Âm Dương, thuyết Ngũ Hành, thuyết Cửu tinh, thuyết 12 Lưu tinh; nhưng thiết nghĩ chỉ cần hiểu một phần thuyết Âm Dương và Ngũ Hành là độc giả có thể dễ dàng hiểu được nội dung cơ bản của Phong Thủy bất động sản

Như đã nói, mục đích của Phong Thủy là nhận "Sinh khí" và tránh "Sát khí". Nhưng do môi trường đô thị hiện đại có nhiều Sát khí nên chúng ta cần tìm hiểu kỹ về "Sát khi" hơn là "Sinh khí".

Phong Thủy Nhà Đất - Tìm hiểu tính phong thủy của khí

Khí là gì? - Nguyên lý biến đổi của khí

phongthuyxaynha_bannhagiarecomvn      Như đã đề cập ở chương trước, khái niệm quan trọng nhất của Phong Thủy là "khí" và mục đích chính của Phong Thủy là nhận "Sinh Khí". Vì thế, điều cần phải tìm hiểu trước tiên là "khí là gì" và "Sinh khí là gì". Ở đây chúng ta hãy xét về "khí" một cách cụ thể hơn ngoài tư tưởng Tam Tài "Thiên, Địa, Nhân".

     Để hiểu hơn về  khí, tác giả đã tìm gặp những người được gọi là "người tạo ra khí" và đọc nhiều sách báo có bàn đến khí. Sau đây tôi xin tóm tắt nội dung của một số lý thuyết về khí.

    Trong nội dung của học thuyết Chu Tử có bàn về vấn đề khí (bản thể khí) và lý (nguyên lý biến đổi của khí) là một hay là hai. Theo thuyết Chu Tử, vạn vật trên thế gian biến đổi từ từ lý thành khí, khí thành chất, chất thành hình, hình thành vật và phạm vi mà con người có thể nhận thức được là từ khí đến vật, còn lý nằm ngoài khả năng nhận thức của con người bởi lý là ý niệm chứ không phải là sự tri nhận và có thể được suy luận dựa vào khả năng hiểu biết của con người. Vì thế, ở đây ta sẽ không bàn luận sâu về vấn đề lý và khí là một hay là hai mà chỉ tìm hiểu những học thuyết như Âm Dương, Ngũ Hành,v.v. có bao gồm cả khí luận và lý luận được nói đến trong triết học phương Đông hay không mà thôi.

    Sự thật, khí không đơn thuần chỉ là "bản thể khí" mà còn bao hàm cả "nguyên lý biến đổi của khí" vì khí không tồn tại cố định mà luôn luôn biến đổi. Do vậy, phương hướng cùng sự luân phiên biến đổi của khí quan trọng hơn nhiều so với bản thể khí; và như đã nói, trong Phong Thủy học bất động sản, việc khí sẽ biến đổi như thế nào trong tương lai được quan tâm nhiều hơn so với khí ở hiện tại. Nếu hiểu được nguyên lý này, việc đầu tư bất động sản sẽ thành công.

Khí theo cách nhìn của thuyết Âm Dương Ngũ Hành

phong_thuy_bannhagiarecomvn_1

     Người xưa sống trong thế gian được tạo bằng khí nên họ quan tâm nhiều đến việc khí có đặc điểm gì và sẽ biến đổi thành khí nào tiếp theo. Để hiểu điều đó, họ đã tiến hành phân loại khí.

     Thuyết Âm Dương chia tất cả khí trên thế gian thành hai loại lớn là Âm khí, Dương khí. Nhìn bề ngoài thì có vẻ thuyết Âm Dương tương ứng với khí luận; thế nhưng, khí theo thuyết Âm Dương không chỉ là bản thể khí mà còn bao hàm cả nguyên lý biến đổi của khí, vì trong nội dung của thuyết này, ngoài triết lý chủ đạo trong Âm có Dương, trong Dương có Âm còn có nhiều triết lý khác như Âm Dương giao hòa (Âm, Dương phải hòa hợp thì mới may mắn); tịnh Âm tịnh Dương (Âm phải thuần Âm, dương phải thuần Dương thì mới may mắn). Có thể thấy những điều vừa nêu thuộc về lý luận chứ không phải khí luận vì chúng không đề cập đến bản thân Âm khí và Dương khí mà nói về nguyên lý biến đổi của Âm khí, Dương khí. Như vậy, thuyết Âm Dương vừa nói về bản thể khí, vừa nói về nguyên lý biến đổi của khí nên có thể gọi là lý khí luận Âm Dương

     Phương thức quan sát rồi phân khí thành Sinh khí, Sát khí cũng tương tự như vậy. Theo quan điểm Phong Thủy học bất động sản, thế gian có hai loại khí: khí gây hại là Sát khí, khí có ích là Sinh khí.

     Như đã nói, một trong các mục đích của Phong Thủy là hướng lành tránh xấu (nghĩa là hướng đến Sinh khí và tránh Sát khí), trước tiên phải hướng tới điều lành, sau đó mới tránh xa điều xấu. Nhưng do khác với xã hội truyền thống, xã hội ngày nay chứa nhiều Sát khí được sinh ra bởi môi trường nhân tạo nên việc tránh Sát khí luôn được ưu tiên hơn việc tìm Sinh khí. Nói rõ hơn, trong xã hội hiện đại, ta nên tìm hiểu về Sát khí kỹ hơn Sinh khí.

     Trong thuyết Sinh khí Sát khí cũng có điểm tương tự với thuyết Âm Dương. Giống như Âm đạt đến cực độ sẽ biến đổi thành Dương và Dương đạt đến cực độ sẽ biến đổi thành Âm, Sinh khí sẽ trở thành Sát khí nếu Sinh khí đạt đến cực độ và Sát khí sẽ trở thành Sinh khí nếu Sát khí đạt đến cực độ. Trong Sinh khí có Sát khí, trong Sát khí có Sinh khí. Đây chính là lý khí luận của thuyết Sinh khí, Sát khí.

     Không chia khí thành hai loại như thuyết Âm Dương, thuyết Ngũ Hành chia khí thành 5 khí vận là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy và tuy nói về khí nhưng thuyết Ngũ Hành cũng đồng thời giải thích nguyên lý biến đổi của khí, khí vận trong Ngũ Hành tuần hoàn và chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy khái niệm quan trọng của Ngũ Hành không phải là đưa ra vị trí của năm khí Ngũ Hành theo thứ tự mà là bàn về việc các khí ấy vừa vận hành theo vòng tròn vừa duy trì mối quan hệ tương sinh tương khắc

     Thuyết tương sinh bao gồm: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Thuyết tương sinh nói về mối quan hệ cho và nhận giữa hai khí vận. Ví dụ trong quan hệ tương sinh Mộc sinh Hỏa thì Mộc cho và Hỏa nhận.

     Thuyết tương khắc bao gồm: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Thuyết tương khắc nói về quan hệ chế ngự và bị chế ngự giữa hai khí vận. Ví dụ trong quan hệ tương khắc Mộc khắc Thổ thì Mộc chế ngự Thổ. Có thể thấy, thuyết Ngũ Hành tuy nói về khí Ngũ Hành nhưng đồng thời cũng giải thích nguyên lý biến đổi của khí. Vì thế thuyết Ngũ Hành bao gồm cả lý luận và khí luận.

     Ngoài ra còn có thuyết Cửu tinh và thuyết 12 Lưu tinh, thuyết Cửu tinh là thuyết nói về các ngôi sao trong chòm sao Bắc Đẩu; bao gồm Tham Lang, Cự Mông, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân và sao Tả Phụ, Hữu Bật.

     Từ ngày xưa, Bắc Đẩu đã được xem là chòm sao liên quan tới kiết, hung, họa, phúc của con người và được con người xem như la bàn. Theo họ, chòm sao này cho biết sự vận hành của khí vận trong tương lai. Khí vận của chín ngôi sao trong thuyết Cửu tinh cũng có nguyên lý biến đổi tương tự như khí vận trong các thuyết khác nhưng chủ yếu là kết hợp với Bát Quái Chu Dịch rồi biến đổi và phân thành Tiểu lưu niên hay Đại lưu niên, vì vậy thuyết Cửu tinh cũng bao gồm cả khí luận và lý luận.

     Thuyết 12 Lưu tinh còn được gọi là thuyết 12 Bà Mụ. Vạn vật trên thế gian này đều trải qua quá trính sinh, lão, bệnh, tử. Điều này đã được định lập và phân chia thành 12 giai đoạn: Tuyệt, Thai, Dưỡng, Sinh, Dục, Đới, Quan, Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ. Ta sẽ biết được kiết, hung của mình dựa vào việc biết mình hiện đang ở đâu trong 12 giai đoạn ấy. Giống như các thuyết đã nêu, thuyết 12 Lưu tinh cũng bao gồm cả khí luận và lý luận. Ngoài ra còn có thuyết Bát Quái, lý luận Tam Hợp và lý luận Nạp Giáp.

     Về sau, tư tưởng Âm Dương và Ngũ Hành đã hợp nhất và được gọi chung là thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Người ta cũng có thể gọi thuyết này bằng một số tên khác như tư tưởng Âm Dương Ngũ Hành, Âm Dương Ngũ Hành luận hay Âm Dương Ngũ Hành học.

 


bannhagiare đưa tin
Người viết : Jo Incheol

Giới hạn tin theo ngày :

từ      đến      

Go to Top